Kiểm định thang máy: Quy trình và thời hạn kiểm định
Thang máy là một thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng. Việc sử dụng thang máy đem lại nhiều tiện lợi và hữu ích. Tuy nhiên, để đảm bảo thiết bị luôn được hoạt động ổn định thì việc kiểm định thang máy là vô cùng quan trọng.
Thang máy là phương tiện di chuyển người và hàng hóa, nâng lên hạ xuống trong các tòa nhà cao tầng, giúp việc di chuyển tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Hầu hết các tòa nhà đều lắp đặt và sử dụng thang máy, chính vì thế mà độ phổ biến phủ rộng của thang máy là trên phạm vi khắp cả nước. Việc kiểm định thang máy vì thế mà trở nên quan trọng hơn.
1. Kiểm định thang máy là gì?
Kiểm định thang máy hay còn gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Theo quy định của Nhà nước, thang máy nằm trong danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định. Trong lĩnh vực kiểm định an toàn thang máy người ta chia thang máy ra các loại sau:
- Kiểm định thang máy điện
- Kiểm định thang máy thủy lực
- Kiểm định thang máy chở hàng
- Kiểm định thang máy điện không có phòng máy
2. Vì sao phải kiểm định thang máy?
Việc kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động thì việc kiểm định an toàn còn có lợi ích:
- Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
- Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra trong quá trình làm việc;
- Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển;
- Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3. Kiểm định thang máy khi nào?
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thiết bị lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
- Từ đó biết được việc lắp đặt có chính xác hay không; quá trình vận hành có diễn ra tốt hay không? Có như vậy thì với giảm thiểu được độ rủi ro có thể xảy ra.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Qua quá trình sử dụng có thể khiến cho những bộ phận chi tiết hao mòn, rời rạc. Cần tiến hành kiểm tra định kỳ để biết được bộ phận nào hư hỏng, chi tiết nào cần gia cố, và mức độ an toàn có tuyệt đối hay không.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy.
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Việc phát hiện sớm tình trạng xấu sẽ giúp khắc phục kịp thời, nhanh chóng sửa chữa để đi vào hoạt động trở lại, tránh sự bất tiện và nguy hiểm không đáng có.
4. Quy trình kiểm định an toàn thang máy
Mỗi một loại thang máy lại có quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn khác nhau, nhưng quy trình kiểm định sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
- Bước 4: Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
- Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
5. Thời hạn kiểm định định kỳ thang máy
- Thang máy có thời gian sử dụng nhỏ hơn 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm.
- Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm.
- Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.
6. Ai được phép kiểm định thang máy?
Lĩnh vực kiểm định máy, thiết bị, vật tư là hoạt động có điều kiện. Chỉ những đơn vị được nhà nước chỉ định mới được thực hiện công việc này. Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật an toàn INCERT là đơn vị đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định.
Bên cạnh đó, kiểm định viên của INCERT đều là những người được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn giỏi sẽ giúp phát hiện sự cố của thiết bị. Sau kiểm định thang máy, kiểm định viên sẽ tiến hành dán tem kiểm định chứng nhận thiết bị đã được kiểm định theo quy định của pháp luật.
7. Chi phí kiểm định thang máy
Chi phí kiểm định thang máy được Nhà nước quy định dựa vào đặc tính kỹ thuật của thang máy. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định thang máy có thay đổi. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.